Phát triển xe điện đã được phổ biến rộng rãi ở thế giới trong nhiều năm qua. Vì vậy, việc chuyển đổi các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong thành xe điện là hoàn toàn tất yếu và được giới báo chí cũng như công chúng cực kỳ quan tâm
Chuyển hóa xe điện thành xe xăng theo từng giai đoạn
Ngày 22-7-2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải. Theo đó, Quyết định 876 này có hiệu lực từ ngày 22-7-2022. Theo đó, lộ trình chuyển hóa cho mục đích năng lượng xanh được thực hiện như sau:
Giai đoạn 2022-2030
- Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi các phương tiện giao thông sử dụng động cơ điện. Mở rộng, phối hợp sử dụng 100% xăng E5 cho các phương tiện cơ giới đường bộ
- Đầu tư, kích thích phát triển xây dựng hạ tầng sạc xe điện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng xe điện và cả doanh nghiệp.
- Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới để hướng đến tiêu chí năng lượng xanh.
Giai đoạn 2031-2050
- Từ năm 2040: Từng bước hạn chế, ngưng sản xuất, nhập khẩu, sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ (xe gắn máy, xe mô tô, xe ô tô) sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.
- Từ năm 2050: Tỉ lệ 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông sử dụng động cơ điện, năng lượng xanh. Toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ phải đạt tiêu chí năng lượng xanh, kèm với các trang thiết bị chuyên chở, máy móc cũng phải sử dụng năng lượng xanh.
- Hoàn thiện hạ tầng sạc xe điện, cung cấp năng lượng xanh toàn quốc, đáp ứng nhu cầu về điểm sạc xe điện của người dân, doanh nghiệp.
Viễn cảnh nào cho xe xăng vào tương lai
Trong buổi hội thảo xe điện do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức, GS.TS Bùi Văn Ga đã nêu một vài phương pháp để xử lý xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong vào thời điểm từ năm 2040 đến năm 2050.
Vị giao sư tiến sĩ cho rằng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác, khi một lộ trình chuyển đổi sang xe điện hoặc sử dụng nhiên liệu tái tạo được công bố, những xe động cơ đốt nhiên liệu đã được đăng ký trước đó vẫn được phép sử dụng cho đến khi chúng hoàn thành vòng đời. Tuy nhiên, đối với những mẫu xe không có thời hạn sử dụng, việc tiếp tục hoạt động chỉ có thể được thực hiện nếu chúng đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải được quy định.
Tín hiệu đáng mừng cho môi trường
Một trong những tín hiệu đáng mừng là tăng cường nhận thức về tác động của khí thải carbon và ô nhiễm không khí. Việc chuyển hóa từ xe xăng sang xe điện giúp giảm lượng khí thải carbon và chất gây ô nhiễm khác, đồng thời giảm thiểu sự phát thải trực tiếp vào không khí. Điều này có tác động tích cực đến chất lượng không khí và sức khỏe con người, đồng thời hỗ trợ trong việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Việc chuyển hóa từ xe xăng sang xe điện cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Xe điện có thể sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác, giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch và giới hạn việc khai thác các tài nguyên không bền vững.
Ngoài ra, tín hiệu đáng mừng khác đến từ sự phát triển và cải tiến liên tục của công nghệ xe điện. Dung lượng pin xe điện tăng lên, thời gian sạc ngắn hơn và hiệu suất vận hành cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng xe điện hàng ngày. Công nghệ xe điện cũng đi đôi với sự phát triển của hạ tầng sạc xe điện công cộng, mang lại sự thuận tiện và tiếp cận dễ dàng cho người dùng.